Sử dụng internal link để cải thiện thứ hạng website

Nhiều seoer tập trung quá nhiều thời gian vào vấn đề tạo Backlink mà vô tình quên đi cách sử dụng internal link không kém phần quan trọng trong SEO.

Sử dụng internal link hiệu quả là phương pháp tuyệt vời và an toàn giúp tăng thứ hạng  khi SEO web.

toi-uu-internal-link
Tối ưu internal link hiệu quả giúp cải thiện thứ hạng vượt bậc

Tôi và các bạn là 1 seoer đều biết được rằng: “để lên top được 1 key nào đó đòi hỏi chúng ta phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau”. Một trong những yếu tố đó chình là xây dựng internal link.

Bài viết hôm nay hãy cùng Dana Seo – dịch vụ seo đà nẵng ôn lại vài kiến thức và đi sâu hơn về internal link nhé.

Internal link là gì?

Internal link (còn được gọi là liên kết nội bộ): là tập hợp các liên kết trỏ đến một trang trên cùng trang web. Inernal link được sử dụng để điều hướng Google bots, điều hướng người dùng đến một trang khác trong website một cách nhanh nhất.

internal-link-la-gi
Internal link – liên kết nội bộ là gì?

Phân loại internal link

Có 2 lại liên kết nội bộ là: tuyệt đối và tương đối.

Một liên kết tuyệt đối: sẽ chỉ định một URL đầy đủ, gồm giao thức và tên miền.

HTML có dạng:  <a href=”https://danaseo.net/dao-tao-seo”>Anchor text</a>

Một liên kết tương đối: sẽ không chỉ rõ giao thức hoặc tên miền, làm cho trình duyệt và các công cụ tìm kiếm giả sử nó đề cập đến cùng một tên miền.

HTML có dạng: <a href=”/dich-vu-seo”>Anchor text</a>

Nếu bạn nhìn vào 1 website có thể thấy được menu và các yếu tố điều hướng, chẳng hạn: header, footer, tag và breadcrumbs chủ yếu gồm liên kết nội bộ. Và những liên kết nội bộ như thế này giúp tạo ra cấu trúc phân cấp cho 1 website chỉnh chu hơn.

Bạn sử dụng Internal Link trong Seo onpage hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều lợi ích trong SEO. Tôi sẽ gói gọn những ý chính sau đây:

  • Điều hướng trang web một cách dễ dàng hơn
  • Liên kết tới những trang trên cùng một website.
  • Phân phối được các thứ hạng trang (link juice) của một trang xung quanh web.

Đồng thời sử dụng Internal Link còn:

  • Điều hướng khách truy cập được dễ dàng hơn.
  • Làm trang web rõ ràng với công cụ tìm kiếm.
  • Tăng số lần xem trang tự nhiên lên cao
  • Giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate).
  • Dễ dàng kiểm soát và tối ưu hóa hơn so với những backlinks ở bên ngoài.

Bạn thấy đó, qua những gì tôi nêu ra ở trên sẽ thấy được cách tạo internal link trong SEO quan trọng như thế nào đúng không? Vậy làm thế nào để tạo ra Internal Link hiệu quả.

Tuyệt chiêu sử dụng internal link để cải thiện thứ hạng website

Dẫn liên kết từ các trang kéo traffic tới trang chuyển đổi

Nói thì nghe có vẻ phức tạp nhưng khái quát lại nghĩa thế này: Khi ta tạo ra 1 blog với nội dung hấp dẫn và hữu ích thu hút được nhiều lượng tìm kiếm từ người dùng.

Bạn không thể tưởng tượng ra được việc tăng traffic tự nhiên từ các blog này khủng như thế nào đâu? Từ các trang có lượt traffic cao này hãy điều hướng link tới trang đích bạn muốn chuyển đổi.

Hãy sử dụng Google Analytics để tìm trang đích có lượng traffic lớn và tỉ lệ chuyển đổi tương đối thấp.

dung-google-analytics-tim-trang-co-traffic-lon
Google Analytics cho phép bạn tìm các trang đích có traffic lớn để điều hướng internal link.

Thực hiện bằng cách: vào hành vi – nội dung trang – trang đích. Sắp xếp URL theo số phiên và Click vào biểu tượng so sánh. Sau đó chọn số liệu có liên quan từ menu (ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi tổng thể) lọc các URL để đáp ứng các tiêu chí nhất định.

Sử dụng liên kết bằng hình ảnh, banner hoặc anchor text với khả năng độc đáo thu hút được lượng người click chuột vào liên kết đến trang có tỉ lệ chuyển đổi cao.

Tạo cấu trúc liên kết với key có lượt tìm kiếm trung bình

Hãy đi từ cái đơn giản tới phức tạp, nếu bạn chiến luôn từ khóa cạnh tranh cao thì tôi nghĩ khá mệt và khó khăn đấy. Vậy sao bạn không thử tập trung vào các từ khóa có lượt tìm kiếm trung bình.

Tôi lấy ví dụ từ khóa: “đào tạo SEO cho người mới”. Và trang chuyên mục sẽ có ưu tiên cao nhất. Đó là lý do vì sao các trang chuyên mục nên có liên kết nội bộ theo ngữ cảnh riêng.

Bạn nên nhớ: khi sử dụng internal link cần đa dạng anchor text. Khi trỏ link về các trang chuyên mục chỉ cách trang chủ không quá một lần click chuột.

Trỏ link từ các trang có PR cao về trang chính

Thông thường một website nào cũng sẽ có trang chỉ số PR cao, là những trang khá chất mà bạn không nên bỏ qua. Hãy đặt liên kết trang chính trên các trang này để tận dụng sức mạnh của nó tới với các trang bạn cần tập trung seo.

dung-ahrefs-tim-best-by-links
Mẹo: Bạn có thể sử dụng Ahrefs.com để check best by link của website và sử dụng nó để điều hướng sức mạnh về landing page bạn muốn.

Khi đó trang chính sẽ được thừa hưởng sức mạnh từ các trang có PR cao này. Cách đi link nội bộ này khá tốt và tôi nghĩ bạn nên áp dụng ngay xem sao.

Tập trung sức mạnh của Internal Link về trang chủ

Nếu bạn thấy được trang chủ là trang quan trọng nhất về website của mình. Hãy tập trung sử dụng internal link cho trang này.

Tôi ví dụ cụ thể: trước khi xây nhà lên cao bắt buộc bạn phải có một cái móng nhà thật vững chắc. Seo cũng vậy, trang chủ mạnh thì các trang con cũng sẽ được hưởng theo.

don-internal-link-ve-trang-chu
Tập trung sức mạnh liên kết về trang chủ

Với mỗi nội dung, liên kết được tạo ra sẽ trỏ về trang chủ. Cho dù đó là các bài viết thông thường hay các bài viết quan trọng. Thì các trang như thế này đều có ý nghĩa mang đến chuyển đổi.

Internal link hiệu quả về trang chủ cần xây dựng sao cho tương xứng, phù hợp với mục tiêu của mình.

Giữ số lượng liên kết trên mỗi trang hợp lý

Xây dựng quá nhiều liên kết nội bộ được tìm thấy trên một trang. Trừ khi nội dung được chuẩn bị tốt nếu không các liên kết nội bộ này có thể gây nhàm chán cho người đọc. Không những thế, số lượng quá nhiều liên kết sẽ khiến công cụ tìm kiếm coi đó là một tín hiệu spam mà bạn không biết tới.

Vậy bao nhiêu link cho 1 bài viết là đủ? Với những bài dưới 1000 từ chỉ tầm 2-5 internal là được. Còn các bài viết trên 2000 từ thì 8-10 internal link là lời khuyên của tôi đến bạn.

Đa dạng anchortext xây dựng Internal Link một cách tự nhiên

Xây dựng Internal Link tự nhiên nghĩa là: đặt liên kết phù hợp đúng với từng ngữ cảnh, đa dạng các anchor text, liên kết hướng đến những thông tin hữu ích dành cho người dùng . . . là điều bạn cần để ý.

Những cách làm này giúp cho hệ thống xây dựng Internal Link trở nên tự nhiên hơn.

Lưu ý thêm: 

  • Đặt liên kết trên hình ảnh thì các hình ảnh này nên đi cùng với thẻ thuộc tính alt.
  • Nên cài đặt chế độ mở liên kết qua trang tab mới. Mục đích đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Kết luận

Internal Link luôn là phần quan trọng trong chiến lược hay dự án seo. Nó quyết định tới mức phổ biến hay sức mạnh truy cập web có được.

Đi link nội bộ như thế nào hiệu quả hay không phụ thuộc vào tư duy của mỗi người. Chính vì vậy, hãy bắt tay vào kế hoạch “xây dựng Internal Link” ngay bây giờ nhé.  Và hãy đợi một thời gian xem. Tôi chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực từ websie của mình đấy.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Title và cách tối ưu title trong SEO đột phá thứ hạng

Để lại comment cho tôi nếu bạn thắc mắc vấn đề nào đó, tôi sẽ giải đáp tận tình cho bạn.

4/5 - (27 votes)

Tôi là Tưởng Phùng, là một người đam mê SEO và Digital Marketing. Tôi hiện là CEO của DanaSEO, tôi cùng team của mình đang nỗ lực hoàn thiện giải pháp marketing tổng thể tiết kiệm chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua website Danaseo.net